Nhịp đập Thị trường 13/02: Nỗ lực được đền đáp, VN-Index kết phiên trên 1,270

Thursday, 13/02/2025, 08:42

Xét về mức độ tăng, các cổ phiếu nguyên vật liệu dẫn đầu thị trường khi tăng 2.21%, hỗ trợ bởi loạt cổ phiếu khoáng sản tiếp đà tăng giá trong giai đoạn vừa qua, nổi bật là KSV, MSR, HGM, BKC đồng loạt tím trần; nhóm cao su với GVR tăng 2.43%, PHR tăng 2.52%, DPR tăng 5.47%; nhóm phân bón với DCM tăng 3.86%, DPM tăng 4.74%, RTB tăng 6.11%; hóa chất với CSV tăng 5.87%, DGC tăng 0.09%; thép với HPG tăng 0.19%, TVN tăng 2.41%.

Thị trường cũng ghi nhận 3 nhóm tăng trên 1% là hàng tiêu dùng và trang trí (tăng 1.86%), dịch vụ chuyên biệt và thương mại (tăng 1.34%), xe và linh kiện tăng 1.09%.

Dù không xuất hiện trong danh sách ngành có mức tăng mạnh nhất, nhưng ngân hàng, chứng khoán và bất động sản lại có sự chi phối nhất định trong các pha hồi phục điểm số trong phiên. Trong top 10 cổ phiếu mang lại nhiều điểm số nhất cho VN-Index, VHM dẫn đầu với gần 0.75 điểm, còn lại xuất hiện nhiều cổ phiếu ngân hàng như CTG gần 0.5 điểm, TCB hơn 0.4 điểm, MBB gần 0.3 điểm, LPB hơn 0.2 điểm.

Ngược lại, hai ngành viễn thông và phần mềm giảm mạnh nhất thị trường, lần lượt ở mức 1.68% và 1.26%. Trong đó, các cổ phiếu viễn thông đi lùi đáng chú ý là VGI giảm 1.97%, FOX giảm 0.83%, CTR giảm 1.14%. Còn với phần mềm, ông lớn FPT giảm 1.31% là tác nhân chính.

Một nhóm khác suy giảm cũng thu hút nhiều sự chú ý hôm nay là phân phối và bán lẻ hàng lâu bền, chịu tác động bởi các cổ phiếu bán lẻ ICT gồm MWG giảm 2.84%, FRT giảm 0.94%m DGW giảm 0.13%, hay cổ phiếu ô tô như  CTF giảm 3.94%, HAX giảm 2.39%.

Xét trên VN-Index, FPT và MWG là hai cổ phiếu lấy đi nhiều số nhất, lần lượt gần 0.66 điểm và hơn 0.5 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường ghi nhận hơn 619 triệu cp, tương đương quy mô giao dịch hơn 13,376 tỷ đồng, nhỉnh hơn đôi chút so với phiên hôm qua nhưng vẫn khá thấp so với giai đoạn gần đây.

Quy mô giao dịch khối ngoại cũng phản ánh diễn biến thanh khoản thị trường. Kết phiên 13/02, khối ngoại mua vào gần 1,049 tỷ đồng và bán ra gần 1,361 tỷ đồng, tương ứng bán ròng gần 312 tỷ đồng, nối tiếp diễn biến kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Các cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất hôm nay là VNM gần 64 tỷ đồng, VPB hơn 58 tỷ đồng, MWG hơn 51 tỷ đồng, NLG hơn 40 tỷ đồng. Ở chiều mua, DPM nổi bật nhất với hơn 43 tỷ đồng.

Nhìn chung, việc tiếp tục bị bán ròng không phải kết quả khiến giới đầu tư bất ngờ, bởi như nhiều chuyên gia dự báo, khối ngoại dự kiến vẫn chưa thể quay lại với đà mua ròng trong quý 1, thậm chí bước sang quý 2.

Phiên sáng: Cổ phiếu “vua” đảo chiều, VN-Index quay lại với sắc xanh

Khác với sắc đỏ chủ đạo trong nửa đầu phiên sáng, nhiều cổ phiếu thuộc các nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng, chứng khoán đã quay trở lại với sắc xanh trong nửa cuối phiên, cùng với loạt nhóm ngành tăng từ sớm như kim loại và khai khoáng, thiết bị điện, điện… đã giúp sức đưa VN-Index trở lại với sắc xanh.

VN-Index nỗ lực lấy lại sắc xanh

Nguồn: VietstockFinance

Kết thúc phiên sáng, cả 3 chỉ số chính đều tăng điểm, bao gồm VN-Index tăng 0.63 điểm lên 1,267.54, HNX-Index tăng 0.04 điểm lên 229.36 và UPCoM-Index tăng 0.56 điểm lên 97.36.

Trong đó, VN-Index trở lại với sắc xanh sau quãng thời gian đầu đầy chật vật. Sự chuyển biến tích cực có sự đóng góp không nhỏ của các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thay sắc, nổi bật là ngân hàng và chứng khoán.

Tại nhóm ngân hàng, CTG nổi bật khi tăng 1.11%, hay loạt cổ phiếu TCB tăng 0.19%, SHB tăng 0.47%, MBB tăng 0.22%, BID tăng 0.25%, LPB tăng 0.54%. Trong đó, chính CTG cũng đang là cổ phiếu đóng góp nhiều điểm số nhất cho VN-Index - gần 0.6 điểm.

CTG dẫn đầu về mức đóng góp điểm số cho VN-Index

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng điểm và đóng góp chung vào ngành và thị trường, kể đến VIX tăng 0.7%, BSI tăng 0.2%, VCI tăng 0.43%, HCM tăng 0.34%.

Ngoài ra, các ngành như kim loại và khai khoáng, xây dựng, cảng biển, điện, thiết bị điện cũng tăng điểm tích cực, qua đó khỏa lấp sức ép lớn từ nhóm thực phẩm như VNM, MSN, bán lẻ như MWG, FRT, hay bất động sản như NLG, KDH, NVL, DXG…

Thanh khoản toàn thị trường phiên sáng chỉ hơn 6,073 tỷ đồng, thấp hơn trung bình các phiên gần đây. Trong bối cảnh đó, khối ngoại cũng giao dịch không nhiều, với hơn 339 tỷ đồng mua ròng và gần 676 tỷ đồng bán ra, kết quả bán ròng hơn 336 tỷ đồng.

10h40: Chịu áp lực từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index lùi về 1,264

VN-Index dù có những nỗ lực để quay trở lại với sắc xanh nhưng lực bán cũng rất nhanh chóng áp đảo trở lại, qua đó đẩy lùi chỉ số về vùng 1,264 điểm. Tại thời điểm 10h30, VN-Index đang giảm 2.76 điểm về 1,264.15, trong khi HNX-Index và UPCoM vẫn đang giữ được mức tăng nhẹ. Thanh khoản toàn thị trường ở mức khá thấp, chỉ hơn 3,700 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Áp lực chủ đạo đến từ sắc đỏ ngày một nhiều hơn trên các nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng với những TCB giảm 0.39%, TPB giảm 0.3%, STB giảm 0.26%, VIB giảm 0.73%, ACB giảm 0.39%, MBB giảm 0.22%...; bất động sản dân cư với VPI giảm 0.17%, NLG giảm 1.52%, DXG giảm 0.69%…; bán lẻ với MWG giảm 2.94%, FRT giảm 1.04%...; phần mềm với FPT giảm 1.03%; thực phẩm với VNM giảm 0.66%, MSN giảm 0.72%...

Ngược lại, một số nhóm ngành đang tỏa sáng gọi tên hóa chất với sắc xanh lan tỏa đến nhiều cổ phiếu, nổi bật là DPM tăng 2.87%, DCM tăng 1.86%, CSV tăng 1.84%, BFC tăng 2.1%, TRC tăng 2.74%...; hay các nhóm đã nhanh chóng bứt tốc từ đầu phiên sáng như xây dựng, kim loại và khai khoáng, thiết bị điện.

Khối ngoại đang tạm thời bán ròng hơn 190 tỷ đồng, tập trung vào VNM và MWG với giá trị đều trên 27 tỷ đồng, hay STB hơn 20 tỷ đồng. Dường như khối ngoại vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng nào về việc chấm dứt chuỗi bán ròng đã kéo dài từ phiên đầu năm Ất Tỵ.

Mở cửa: Rung lắc ngay đầu phiên sáng

Tại thời điểm 9h30, VN-Index đang giảm nhẹ 0.9 điểm (giảm 0.07%) về 1,266.01, chỉ số nhích nhẹ trong một vài phút đầu nhưng sau đó nhanh chóng điều chỉnh về dưới tham chiếu. Ngược lại, HNX-Index tăng nhẹ 0.42 điểm (tăng 0.18%) lên 229.73 và UPCoM-Index tăng 0.32 điểm (tăng 0.33%) lên 97.12. Thanh khoản toàn thị trường hơn 39 triệu cp, tương đương quy mô giao dịch hơn 790 tỷ đồng.

Bản đồ thị trường tính đến 9h30 ngày 13/02/2025

Nguồn: VietstockFinance

Nhóm thiết bị điện tăng tốt với GEX tăng 2.55% hay GEE thậm chí sớm tăng trần 7%. Sắc xanh cũng hiện diện nhiều trên nhóm xây dựng với CTD tăng 1.06%, BOT tăng 9.26%, PC1 tăng 1.27%, HBC tăng 3.03%. Hay các cổ phiếu kim loại và khai khoáng như HPG tăng 0.58%, BMC tăng 1.57%, MSR tăng 3.21%, HGM tăng 4.76%, BKC tăng kịch trần 10%.

Ngược lại, thị trường chịu một số áp lực từ nhóm bán lẻ suy giảm trước sức ép của MWG giảm 2.13%, FRT giảm 1.46%; nhóm phần mềm với FPT giảm 0.41%; hay tình hình trái chiều tại nhóm ngân hàng và chứng khoán.

Dù vậy, sắc xanh lại đang hiện diện trên nhiều chỉ số lớn của châu Á, như Hang Seng tăng 1.27%, Nikkei 225 tăng 1.29%, All Ordinaries tăng 0.19% hay Shanghai Composite tăng 0.15%.

Tình hình trái ngược khi đêm qua tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 lùi 0.27% xuống 6,051.97 điểm  và chỉ số Dow Jones mất 225.09 điểm (tương đương 0.5%) còn 44,368.56 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite nhích 0.03% lên 19,649.95 điểm.

Chỉ số S&P 500 tiếp tục giảm điểm và lãi suất tăng vọt, sau khi giá tiêu dùng CPI tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 1/2025, làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát có thể bùng phát trở lại.

Huy Khải

 

Share:

Other KNOWLEDGE

27.11.2024
VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao dịch.
18.11.2024
Không xuất hiện cơ hội đầu tư hấp dẫn trong khi rủi ro vẫn đang thường trực khiến nhiều nhà đầu tư chọn đứng ngoài thị trường chứng khoán, theo chuyên gia. Từ đầu tháng 10 tới nay, chứng khoán không ghi nhận phiên giao dịch nào có tổng thanh khoản vượt mốc 20.000 tỷ đồng. Thị trường có nhiều phiên "ru ngủ" nhà đầu tư khi dòng tiền tham gia nhỏ giọt, hiếm xuất hiện nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt và tạo xu hướng lâu dài.
21.10.2024
Cổ phiếu CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) sẽ vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/10 do Công ty chậm nộp BCTC bán niên 2024 đã được soát xét quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
22.07.2024
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, DPM, HSG, HDB, MSN, NLG, TCB, VCB, VIC và VNM. Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
01.07.2024
Trong tuần đầu tiên của tháng 7 (01-05/07), có 18 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, thấp hơn đáng kể so với các tuần trước đó. Tỷ lệ cao nhất lên tới 55%, tương đương cổ đông nắm giữ 1 cp nhận được 5,500 đồng.
19.06.2024
Đầu phiên 19/06, tính tới 9h40, VN-Index tăng tốt với hơn 3 điểm, lên mức 1,282.82 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ quanh mốc tham chiếu, lên mức 244.72 điểm.
close

Cart

Your cart has no empty items