Kỳ vọng phục hồi kinh tế trải qua thử thách cực độ tại thị trường chứng khoán

Monday, 06/11/2023, 02:50

Thông tin cổ phiếu DM7

Cổ phiếu của nhiều công ty xuất khẩu suy giảm mạnh trong những ngày biến động vừa qua, mà nổi cộm là các mã ngành dệt may và thủy sản. Cùng với đó, những cái tên hàng đầu thường được lấy làm đại diện cho sức tiêu dùng nội địa như MWGMSNSAB cũng rớt giá hàng chục phần trăm.

Đà lao dốc của các nhóm cổ phiếu trên diễn ra giữa bối cảnh tâm lý thị trường chứng khoán vốn đã bấp bênh suốt thời gian qua bởi những tác nhân vĩ mô, và thêm vào đó, số liệu kết quả kinh doanh công bố mới đây của doanh nghiệp gây thất vọng.

Kỳ vọng của người tham gia thị trường thể hiện qua dịch chuyển giá cổ phiếu

Lên rồi xuống
Đổ sụp
Nguồn: VietstockFinance

Trước đó, người tham gia thị trường đã liên tục chấp nhận trả giá ngày càng cao đối với không ít cổ phiếu thuộc nhóm xuất khẩu, tiêu dùng với mong đợi khu vực này sẽ là điểm sáng thị trường vào giai đoạn cuối năm, khi mà các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng và xây dựng được dự báo còn gặp nhiều thách thức.

Kỳ vọng đã được hun đúc đáng kể trên thị trường, biểu thị qua các mức giá cổ phiếu leo thang và cả những nhận định lạc quan từ giới chuyên gia về sự phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, khi các con số lần lượt lật mở trong mùa công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 cũng là lúc thị trường nhận ra kỳ vọng và thực tế đã tồn tại khoảng cách lớn.

*Sợi Thế Kỷ “rơi tự do” 67% lãi sau thuế trong quý 3

*Lãi ròng May Sông Hồng chỉ bằng một nửa cùng kỳ

*MWG, LTG, DQC, GIL và hàng loạt cổ phiếu giảm “cắm đầu” sau báo cáo quý 3 ảm đạm

*Lợi nhuận Habeco và Sabeco giảm trong quý 3, cổ phiếu tìm đáy mới

*ANV báo lãi quý 3/2023 rơi 99%

*IDI báo lãi ròng quý 3 giảm 80%

Các doanh nghiệp tuy được nhìn nhận rằng đã bước qua thời điểm tồi tệ nhất, nhưng tình hình cho thấy sẽ còn mất nhiều thời gian để việc kinh doanh khởi sắc rõ nét, đặc biệt là xét trên khía cạnh doanh thu và lợi nhuận – những thước đo hữu hình mà thị trường coi trọng.

Giới giao dịch cổ phiếu rõ ràng không ngồi yên trong tình huống đó và quá trình tái định giá buộc phải diễn ra. Những đợt suy giảm mạnh và đột ngột của cổ phiếu thông thường được gán cho yếu tố tâm lý ngắn hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp kỳ vọng hóa ra là ngộ nhận thì một đợt biến động kéo giá về gần hơn với thực tại không phải điều vô lý.

Đương nhiên, một số ngoại lệ vẫn xuất hiện trong bức tranh xám màu. Không khó để chỉ ra một vài cái tên sáng giá hơn phần còn lại trong mỗi ngành, chẳng hạn như FMC trong lĩnh vực thủy sản và TNG của dệt may.

*TNG đạt doanh thu kỷ lục quý 3 nhưng lợi nhuận vẫn giảm 35%

*Xuất khẩu tôm phục hồi, FMC có quý lãi cao nhất trong hơn 1 năm

Mặc dù vậy, câu chuyện riêng của doanh nghiệp không hẳn là chỉ báo chung cho toàn ngành công nghiệp, và nó thậm chí cũng chẳng đủ giúp các cổ phiếu riêng lẻ tránh được bầu không khí bi quan đang bao trùm thị trường. Trong ngắn hạn, rủi ro hệ thống áp đảo ngay kể cả các yếu tố cơ bản vững chắc.

Diễn biến giá cổ phiếu FMC và TNG trong năm 2023
Nguồn: VietstockFinance

Những dự báo lạc quan

Mới đây, một trong những tiếng nói lạc quan nổi tiếng trên thị trường là ông Petri Deryng – Giám đốc tại Quỹ PYN Elite chia sẻ: “Chúng tôi chỉ có thể bày tỏ sự thất vọng về thành tích của PYN Elite. Tuy nhiên, các yếu tố đã sẵn có cho một năm 2024 mạnh mẽ”. Lời nhận định trên được đưa ra sau khi quỹ này đánh mất toàn bộ thành quả trong năm 2023, và thậm chí rơi xuống vùng hiệu suất âm (tỷ suất lợi nhuận -6.85%, lũy kế 10 tháng).

Điều đáng nói là nhận định hàm ý tương tự từng được chia sẻ bởi chính PYN Elite không ít lần trước đây, kể cả trong năm 2022. Và quỹ đầu tư này cũng chẳng hề đơn độc khi các đại diện trong giới chuyên gia cũng thường xuyên đồng thuận rằng dù thị trường giảm mạnh thì tương lai vẫn tích cực vì lợi nhuận doanh nghiệp dự phóng vẫn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, mấu chốt là những ước tính lợi nhuận doanh nghiệp từ giới chuyên gia lại tỏ ra xa rời thực tế trong hai năm gần nhất.

Một môi trường thay đổi nhanh và đầy bất định chắc chắn là thách thức lớn cho những ai muốn biết trước tương lai chứa đựng điều gì. Nhưng dù với bất kỳ nguyên do nào thì tần suất và phạm vi của các dự báo chệch choạc hẳn sẽ dấy lên nghi ngại từ những người theo dõi.

Có lẽ, tại thị trường chứng khoán, những dự báo nói cho ta biết về người đã đưa ra dự báo, hơn là cho ta biết về tương lai.

Thừa Vân

FILI

Share:

Other KNOWLEDGE

18.11.2024
Không xuất hiện cơ hội đầu tư hấp dẫn trong khi rủi ro vẫn đang thường trực khiến nhiều nhà đầu tư chọn đứng ngoài thị trường chứng khoán, theo chuyên gia. Từ đầu tháng 10 tới nay, chứng khoán không ghi nhận phiên giao dịch nào có tổng thanh khoản vượt mốc 20.000 tỷ đồng. Thị trường có nhiều phiên "ru ngủ" nhà đầu tư khi dòng tiền tham gia nhỏ giọt, hiếm xuất hiện nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt và tạo xu hướng lâu dài.
21.10.2024
Cổ phiếu CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) sẽ vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/10 do Công ty chậm nộp BCTC bán niên 2024 đã được soát xét quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
22.07.2024
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, DPM, HSG, HDB, MSN, NLG, TCB, VCB, VIC và VNM. Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
01.07.2024
Trong tuần đầu tiên của tháng 7 (01-05/07), có 18 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, thấp hơn đáng kể so với các tuần trước đó. Tỷ lệ cao nhất lên tới 55%, tương đương cổ đông nắm giữ 1 cp nhận được 5,500 đồng.
19.06.2024
Đầu phiên 19/06, tính tới 9h40, VN-Index tăng tốt với hơn 3 điểm, lên mức 1,282.82 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ quanh mốc tham chiếu, lên mức 244.72 điểm.
15.04.2024
Hai chỉ số thị trường đã trở lại tăng điểm trong tuần 08-12/04/2024. Cụ thể, VN-Index tăng 1.71% so với cuối tuần giao dịch trước, lên mức 1,276.6 điểm. HNX-Index tăng 0.69%, kết thúc tuần ở mức 241.34 điểm.
close

Cart

Your cart has no empty items