Dệt may: Tăng trưởng xuất khẩu trong khó khăn

Monday, 08/05/2023, 13:43
(DM7)- Dù kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhiều nước nhập khẩu hàng may mặc cắt giảm đơn đặt hàng nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn có sự nỗ lực vượt bậc trong tăng trưởng xuất khẩu. Năm 2012, ngành dệt may đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu là 15 tỷ USD, tăng khoảng 10 - 12% so với năm 2011.

Ngành công nghiệp mũi nhọn

    Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu lao động trong ngành dệt may hàng năm rất lớn (khoảng 2,2 triệu việc làm các loại cho công nhân). Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai trong tổng số những ngành có sản phẩm xuất khẩu (đứng sau kim ngạch xuất khẩu của dầu mỏ) thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Ngành dệt may nước ta có những điều kiện thuận lợi cho phát triển như : nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ trong nước lớn (hơn 80 triệu dân), ngoài ra còn thị trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn ở nước ngoài. Khí hậu nước ta rất phù hợp để phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may nước ta phát triển và các nước thành viên WTO cũng đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và ưu đãi về thuế cho ngành dệt may Việt Nam tham gia thị trường trong nước.

 

     Song song đó, dệt may Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế khi có mặt ở hàng trăm quốc gia, chinh phục được những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong giai đoạn 2016-2020, ngành dệt may sẽ phát triển theo chiều sâu, tiếp cận người tiêu dùng bằng cách giành thế chủ động, hướng tới các phương thức sản xuất cao hơn như ODM, OBM, kiện toàn phát triển nội lực nhằm giảm lượng nguyên liệu nhập khẩu để gia tăng giá trị.

     Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, thời gian tới ngành dệt may tiếp tục định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa. Chính những khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo đã khiến nhiều doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động, đầu tư mạnh cho thị trường nội địa. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy thị phần đang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động thành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt may.

      Một số chuyên gia trong ngành cho biết, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Đặc biệt, sẽ có một số lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán và tiến tới gia nhập, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam, bên cạnh năng lực cạnh tranh sẵn có về giá và chất lượng.

 

 

Theo bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas, dự báo thị trường Mỹ có khả năng sẽ khởi sắc hơn trong khi thị trường EU vẫn chững lại. Đây là một dự báo có cơ sở khi mà gói nới lỏng định lượng QE3 tại Mỹ đang tạo niềm tin cho hầu hết các nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, việc các quốc gia, tổ chức đầu tư tiếp tục đổ tiền nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ cho thấy đây vẫn là đất nước có nền kinh tế an toàn. Trong khi đó, tại khu vực châu Á, thị trường Hàn Quốc cũng được dự báo sẽ khởi sắc hơn Nhật Bản vì những căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc sẽ khiến cho thị trường dệt may chịu một phần tác động.

Gặp nhiều khó khăn trong năm 2012

Năm 2012 ngành dệt may gặp vô vàn khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chi phí đầu vào tiếp tục tăng đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu. Bên cạnh đó, khủng hoảng khu vực EU khiến đồng euro biến động và mất giá liên tục mà hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng euro nhưng đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... phải thanh toán bằng USD. Chính sự chênh lệch từ phương thức thanh toán tỷ giá khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sụt giảm lợi nhuận. Khủng hoảng kinh tế cũng đã khiến các khách hàng truyền thống từ EU chuyển dần đơn hàng từ Việt Nam sang Campuchia, Lào và Bangladesh nhằm tránh mức thuế nhập khẩu 10% để tiết kiệm chi phí.

 

Những khó khăn về thị trường tiêu thụ buộc các DN xuất khẩu phải chấp nhận hòa vốn, thậm chí lỗ để giữ chân lao động, nhất là ở một số DN cần lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu còn tăng cường áp dụng chính sách rào cản thương mại, hạn chế nhập khẩu qua việc gia tăng những đòi hỏi khắt khe về an toàn chất lượng, áp dụng hệ thống kiểm soát hóa chất có trong các sản phẩm khi xuất khẩu. Điều đó khiến các DN quy mô nhỏ khó có thể đáp ứng những tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội mà các nhà nhập khẩu đưa ra. Ngoài ra, những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, chi phí tăng cao cũng đẩy chi phí "đầu vào" tăng. Đây là những trở ngại lớn đối với sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may.

Nỗ lực vượt khó

     Kim ngạch xuất khẩu dệt may chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu dệt may nhìn chung đã cao hơn.          Tốc độ tăng năm 2011 so với năm 1986, nếu tổng kim ngạch cao gấp 122,8 lần thì kim ngạch dệt may cao gấp 175,9 lần; so với năm 1990 tương ứng là 40,3 lần so với 57,3 lần; so với năm 2000 tương ứng là 6,7 lần so với 7,4 lần.

 

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2012, nhưng dệt may lại là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. 

 

Để đạt trên 15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2012, ngoài tiết kiệm chi phí sản xuất, duy trì khách hàng tại các thị trường truyền thống Mỹ, EU, Nhật Bản, các DN trong ngành đã nỗ lực mở rộng sang các thị trường mới. Hiện, hàng dệt may của nước ta đã có mặt ở các thị trường mới như Pakistan, Angola, Canada, Panama, Hàn Quốc… và được các nhà nhập khẩu chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn.

 

Ngoài ra, các DN cũng tăng cường xuất khẩu sản phẩm sợi sang thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Châu Phi. Được biết, Vitas đang nỗ lực hỗ trợ các DN xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, như veston, sơmi, quần âu cao cấp và tích cực đầu tư, chuẩn bị điều kiện phát triển, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu ngay sau khi kinh tế thế giới có tín hiệu hồi phục. Mới đây, các khách hàng Nhật Bản đã đàm phán với một số DN dệt may nước ta về việc nâng cao năng lực sản xuất đơn hàng. Đây được xem là cơ hội thuận lợi cho ngành lấp khoảng trống ở những thị trường khác.

 

Xí nghiệp may CÔng ty Dệt may 7 đang thực hiện đơn hàng may đồng phục quốc phòng.

 

Ngành dệt may đang tiếp tục đầu tư vào khâu công nghiệp nguyên phụ liệu; nâng cấp các nhà máy vải theo hướng nâng chất lượng vải chuẩn để làm ra hàng xuất khẩu chất lượng cao. Đồng thời, triển khai chương trình sản xuất xơ polyester với mục tiêu đến năm 2015 sẽ chủ động được 70-80%, nhằm đạt mục tiêu bứt phá về những sản phẩm cốt lõi có giá trị gia tăng cao, tạo động lực cho ngành phát triển để thực hiện thành công mục tiêu trong giai đoạn 2012-2015.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng nỗ lực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để khai thông thị trường xuất khẩu, nhất là tại các thị trường tiềm năng như Thái Lan, Malaysia… đưa ra các dự báo về thị trường, những cảnh báo về việc thay đổi chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng tại các thị trường giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, các DN cần bám sát để có kế hoạch, thay đổi kịp thời.

Với những dự báo về kinh tế thế giới đưa ra cho năm 2013 cùng với sự nỗ lực của ngành, dệt may Việt Nam hy vọng giữ được mức ổn định như năm 2012. 

Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại (Bộ Công thương) - VITIC

Share:

Other KNOWLEDGE

02.04.2024
Trong tuần, giá bông nhập khẩu từ các thị trường diễn biến trái chiều, dao động từ 1.873 – 2.159 USD/tấn.
02.04.2024
Khác với những cỗ máy luôn ồn ào, được vận hành liên tục suốt ngày đêm, anh Đinh Đông Hải, công nhân trực tiếp điều khiển máy ở Xí nghiệp Dệt, Công ty Cổ phần Dệt May 7, Quân khu 7 khá trầm tĩnh và tỉ mỉ. Trong một thời gian ngắn khi được chuyển sang làm việc ở Tổ hồ - mắc, khâu quan trọng nhất của Xí nghiệp Dệt, bằng sự kiên trì, cố gắng tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu, anh Hải đã hoàn toàn làm chủ máy móc công nghệ hiện đại, luôn hoàn thành...
05.03.2024
Với quyết tâm thi đua lao động sản xuất, phấn đấu đạt kết quả cao, đóng góp vào sự phát triển chung của LLVT Quân khu, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp Quân khu 7 đã tổ chức ra quân sản xuất, kinh doanh quyết tâm hoàn thành và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2024.
24.10.2023
Thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty Dệt May 7 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý, chỉ huy, điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đổi mới công nghệ, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất được xác định là khâu đột phá, giải pháp quan trọng hàng đầu.
11.05.2023
Chuyên sản xuất, gia công nhuộm, in, căng sấy các loại vải trên dây chuyền thiết bị hiện đại của Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, khâu in trên máy in lưới trục quay 8 màu Stock RD4 do Hà Lan sản xuất với chu trình khép kín từ thiết kế tới hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.
close

Cart

Your cart has no empty items