Nhịp đập Thị trường 15/09: Cổ phiếu dầu khí tiếp tục khả quan

Thứ sáu, 15/09/2023, 03:10

Thông tin cổ phiếu DM7

Nơi ta đang đứng

Vài tháng gần đây, kỳ vọng của thị trường cổ phiếu đối với những ngành như chứng khoán, bất động sản đã thay đổi rất nhanh, từ tuyệt vọng sang hy vọng. Chuyện diễn ra sau khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước bẻ lái chính sách tiền tệ nghiêng sang hướng nới lỏng để tránh sự đổ vỡ ở thị trường bất động sản, trái phiếu và hỗ trợ một nền kinh tế gặp khó khăn.

Thị trường cổ phiếu hứng khởi. Thanh khoản giao dịch bình quân mỗi ngày kể từ tháng 8/2023 đến nay đã tiệm cận mức độ bùng nổ của giai đoạn cuối năm 2021 - đầu năm 2022. Người tham gia thị trường vay nhiều hơn để giao dịch cổ phiếu và xã hội lại chộn rộn vì chứng khoán.

Theo đó, cổ phiếu của ngành chứng khoán đến nay đã leo đến vùng giá kỷ lục cuối năm 2021. Câu hỏi đặt ra lúc này là động cơ nào để nhóm cổ phiếu này tiếp tục đà tăng. Đồng nghĩa, đâu là động cơ để xã hội tiếp tục đổ tiền vào thị trường cổ phiếu nói chung?

Để thỏa mãn được điều đó, thị trường phải tiếp tục sản sinh ra những cơ hội hấp dẫn, trong khi nó đang có điều kiện thuận lợi là có rất ít các kênh đầu tư thay thế khác ở hiện tại (lãi suất tiền gửi đang giảm, thị trường địa ốc đang đóng băng).

Nhìn kỹ hơn vào thị trường chứng khoán, 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị vốn hóa là bất động sản và ngân hàng đang ở trong chu kỳ khó khăn. Xét trên khía cạnh cơ bản, điều này đồng nghĩa với việc khan hiếm động lực tích cực để thúc đẩy kỳ vọng của người tham gia thị trường về cả 2. Mặc dù, ta cũng phải thẳng thắng nhìn nhận rằng, các cá nhân tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam khá thường xuyên hoạt động không dựa trên lý luận logic về giá trị cơ bản.

Giữa bối cảnh này, ngành xuất khẩu đang là điểm sáng. Nhà đầu tư nên quan sát những diễn biến từ khu vực này. Cho đến nay, chiều hướng khả quan đang diễn ra khi tình hình thương mại, đơn hàng đang dần tốt hơn đối với một số nhóm ngành xuất khẩu. Nếu tiếp tục thuận lợi, đây có thể là khu vực tạo động lực cho cả thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, quan sát thực tại chỉ ra rằng, bối cảnh hiện hữu không chỉ có màu hồng. Rủi ro liên quan đến thị trường bất động sản, trái phiếu vẫn còn đó. Các doanh nghiệp địa ốc chỉ đang được hoãn lại dòng tiền ra, nhưng nguồn thu của họ vẫn nghẽn. Những kỳ hạn nợ được giãn rồi sẽ đến hạn trở lại.

Nếu tình hình ở thị trường bất động sản không khá lên thì thị trường chứng khoán sẽ đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Kỳ vọng về sự hồi phục của ngành bất động sản, ngân hàng lúc đó sẽ thành ngộ nhận. Lúc đó, ta lại phải trông chờ xem các nhà điều hành thị trường sẽ làm gì.

Cổ phiếu không chỉ là tấm gương phản chiếu giá trị

Ở hiện tại, sự hứng khởi của thị trường cổ phiếu có thể là động lực kích thích tâm lý cho cả nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn, dù mức độ ra sao thì không ai dám chắc.

Số lượng cá nhân tham gia vào thị trường cổ phiếu đã tăng rất nhiều trong 3 năm qua, thể hiện qua số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán lũy kế và thanh khoản giao dịch hàng ngày trong giai đoạn từ 2020 - 2023.

Thị trường cổ phiếu không chỉ là thước đo bị động của nền kinh tế. Chính thị trường này cũng là nơi giá trị tài sản phát triển và đóng góp vào sự giàu có của những người tham gia.

Ở khía cạnh trực tiếp, trường hợp thị trường cổ phiếu hứng khởi cũng khiến cho những người tham gia vào đây cảm thấy họ giàu có hơn (dù đôi khi chỉ chốc lát) và từ đó sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn.

Về mặt gián tiếp, sự tích cực của thị trường cổ phiếu góp phần cải thiện tâm lý ở cả những khu vực thị trường tài chính khác, góp phần kích thích giao dịch đối với các thị trường có mối liên hệ với chứng khoán.

Dù chưa đạt đến mức độ tương tự thị trường bất động sản, nhưng khi chứng khoán ngày càng phổ biến, đồng nghĩa nó đang dần được tích hợp nhiều hơn vào nền kinh tế. Cần nhhớ rằng, người tham gia thị trường chứng khoán cũng đồng thời tham gia vào nhiều thị trường khác.

Đắt hay rẻ?

Một vấn đề cũng đang được bàn tán là liệu định giá của nhóm cổ phiếu chứng khoán có đang quá cao hay không. Nhiều cái tên đã tăng về vùng giá kỷ lục cuối năm 2021.

Nhưng, sẽ là sai lầm khi định giá các cổ phiếu chứng khoán theo cách thông thường.

Trên lý thuyết, chúng ta thường nghe rằng, thị trường cổ phiếu sẽ phản ánh lại giá trị cơ bản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp của ngành chứng khoán, chính nhận thức và trạng thái của thị trường lại là yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hệ quả là ta không thể tách rời việc định giá cổ phiếu chứng khoán ra khỏi trạng thái hiện hữu của thị trường.

Nói nôm na, trong những giai đoạn thị trường chứng khoán sôi nổi, các doanh nghiệp trong ngành này sẽ làm ăn phát đạt và việc cổ phiếu của nhóm này tăng giá cao hơn so với điều kiện bình thường không phải là chuyện trái lý.

Làm thế nào mà nhận thức của những người tham gia thị trường tác động đến định giá của cổ phiếu ngành chứng khoán? Hãy xem các đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu - thường thấy trong những thời kỳ thịnh vượng của ngành, như trong năm 2021.

Một cổ phiếu chứng khoán có mức định giá (P/E, P/B) càng cao bao nhiêu thì sau khi phát hành cổ phần mới thành công nó sẽ càng rẻ đi bấy nhiêu: (1) ngay lập tức với thang định giá P/B, (2) và đối với P/E thì sẽ mất thời gian hơn đôi chút, khi nguồn vốn mới huy động được đưa vào kinh doanh.

Sự sẵn lòng của những người điều hành doanh nghiệp đối với hoạt động huy động vốn từ cổ đông hiện hữu phụ thuộc rất lớn vào mức độ sôi nổi của thị trường chứng khoán lúc bấy giờ. Sự sẵn lòng chấp nhận tài trợ thêm vốn (thông qua mua cổ phần phát hành mới) của các cổ đông nhỏ lẻ cũng xuất phát từ nguyên nhân tương tự.

Như vậy, định giá cổ phiếu ngành chứng khoán chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhận thức và trạng thái tâm lý của những người tham gia trên thị trường, nhưng không chỉ theo cách bị động. Người ta càng nghĩ rằng chứng khoán là cơ hội thì khả năng là định giá cổ phiếu ngành chứng khoán càng rẻ hoặc càng có cơ hội để rẻ đi rất nhiều. Điểm mấu chốt cần cân nhắc là, người ta sẽ nghĩ như vậy trong bao lâu.

Tính động, hay có thể xem là tính phản hồi, của thị trường được thể hiện rất rõ trong trường hợp của cổ phiếu các công ty chứng khoán.

Thừa Vân

FILI

 

Như vậy, 2 mục tiêu quan trọng cần quan sát lúc này để có được cảm giác về nơi mà thị trường chứng khoán hướng đến chính là (1) hoạt động xuất khẩu và (2) diễn biến của thị trường bất động sản, trái phiếu.

Chia sẻ:

Các tin khác

22.07.2024
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, DPM, HSG, HDB, MSN, NLG, TCB, VCB, VIC và VNM. Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
01.07.2024
Trong tuần đầu tiên của tháng 7 (01-05/07), có 18 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, thấp hơn đáng kể so với các tuần trước đó. Tỷ lệ cao nhất lên tới 55%, tương đương cổ đông nắm giữ 1 cp nhận được 5,500 đồng.
19.06.2024
Đầu phiên 19/06, tính tới 9h40, VN-Index tăng tốt với hơn 3 điểm, lên mức 1,282.82 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ quanh mốc tham chiếu, lên mức 244.72 điểm.
15.04.2024
Hai chỉ số thị trường đã trở lại tăng điểm trong tuần 08-12/04/2024. Cụ thể, VN-Index tăng 1.71% so với cuối tuần giao dịch trước, lên mức 1,276.6 điểm. HNX-Index tăng 0.69%, kết thúc tuần ở mức 241.34 điểm.
02.04.2024
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
27.03.2024
Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.
close

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào